ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TỬ W39.2023

1. Chiến lược “Trung Quốc cộng 1”, cơ hội cho những quốc gia Đông Nam Á

Được mệnh danh là “Công xưởng của thế giới”, Trung Quốc trong nhiều năm liền đã chiếm 1 vị trí không thể thay thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Họ đã làm được điều đó nhờ nguồn lao động giá rẻ dồi dào, được hỗ trợ bởi chính sách và đầu tư của chính phủ, điều kiện cơ sở hạ tầng tuyệt vời cùng hệ thống cung ứng tốt, đã tạo lên lợi thế cạnh tranh mà khó quốc gia nào có thể so sánh được. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với nhiều lý do mà vị thế của Trung Quốc đã bị lay chuyển. Đầu tiên là ảnh hưởng của đại dịch Covid xuất phát từ chính quốc gia này. Với chính sách Zero-Covid, tất cả các hoạt động sản xuất đã bị định trệ, dẫn đến các hiện tượng thiếu hụt và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Tiếp theo đó là việc gia tăng của giá nhân công tại Trung Quốc. Cuối cùng là ảnh hưởng của những lệnh trừng phạt do Mỹ hướng đến quốc gia này. Với tất cả các lý do trên, Trung Quốc đã không còn là 1 điểm đến hoàn hảo với các nhà đầu tư. Và đây là lúc chiến lược “Trung Quốc cộng 1” ra đời. 

Chiến lược “Trung Quốc cộng 1” là việc chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang các địa điểm lân cận, với giá nhân công phải chăng, điều kiện chính trị ổn định và cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu về sản xuất. Hiện nay, những lựa chọn thay thế tiềm năng là Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,… Ở các quốc gia này, đang chứng kiện sự gia tăng đầu tư từ những công ty nước ngoài như Apple xây dựng nhà máy sản xuất tại Ấn Độ, Foxconn, Murata mở rộng cơ sở sản xuất tại Việt Nam,…Đây được xem là 1 tín hiệu tốt trong tương lai cho các quốc gia Đông Nam Á, khi họ có thể phát triển vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Xem thêm: Doing “China Plus One” Right

2. Micron có kế hoạch thành lập thêm các nhà máy bán dẫn ở Ấn Độ 

Theo báo cáo của Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ cho biết Micron có ý định thành lập một số nhà máy đóng gói và lắp ráp bán dẫn ở Ấn Độ, tổng giá trị đầu tư lên đến 825 triệu USD. 

Theo báo cáo, khoản đầu tư đầu tiên của Micro đã thành công mang lại lợi nhuận cho công ty này. Đồng thời, cũng mang lại 2 lợi ích lớn cho Ấn Độ, đó là thúc đẩy thêm các nhà đầu tư khác vào Ấn Độ và khiến các nhà đầu tư hiện tại ở Ấn Độ có thêm niềm tin và tiếp tục đầu tư vào quốc gia này. 

Theo các báo cáo trước đó, Giám đốc điều hành Micron đã công bố  khoản đầu tư 825 triệu USD để thành lập một nhà máy lắp ráp, thử nghiệm, và đóng gói (ATMP) chất bán dẫn ở Sanand, Gujarat, Ấn Độ. 

Xem thêm: Micron set to break ground for chip unit

3. Knowles mua lại Cornell Dubilier trị giá 263 triệu USD 

Knowles Corp thông báo họ đã đồng ý mua lại nhà sản xuất tụ điện Cornell Dubilier với giá 263 triệu USD tiền mặt.  

Nếu việc mua lại hoàn tất, Cornell Dubilier sẽ bổ sung các sản phẩm tụ điện màng mỏng, điện phân và mica vào danh mục sản phẩm của Knowles. Các sản phẩm của Cornell Dublilier được sử dụng trong các ứng dụng công nghệ y tế, quân sự, hàng không vũ trụ và điện khí hóa công nghiệp. Công ty có khoảng 1.000 nhân viên, doanh thu hàng năm khoảng 135 triệu USD và hơn 35.000 khách hàng. 

Giám đốc điều hành của Knowles cho biết: “Việc bổ sung danh sách khách hàng OEM và đối tác phân phối rộng rãi, ấn tượng của Cornell Dubilier, cũng như khả năng hàng đầu về công nghệ tụ điện sẽ mở rộng ứng dụng cho các sản phẩm của Knowles”. 

Việc mua lại dự kiến sẽ kết thúc vào quý 4 năm 23

Xem thêm: Knowles announces $263 million acquisition of Cornell Dubilier

Chia sẻ