ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TỬ W4.2024
1. Xuất khẩu bộ nhớ của Hàn Quốc tăng 58% vào tháng 12 năm 2023
Theo báo cáo từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, xuất khẩu chip nhớ của Hàn Quốc tăng 58% trong tháng 12 năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 5 năm 2018.
Sự bùng nổ của xuất khẩu chip nhớ cho thấy sự tăng trưởng chưa từng có trong lĩnh vực quan trọng này. Các ứng dụng trong Công nghệ thông tin và truyền thông được cho là động lực chính cho sự tăng tưởng này. Xét tổng kim ngạch xuất khẩu công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của Hàn Quốc đạt 18,26 tỷ USD vào tháng 12 năm 2023, phản ánh mức tăng 8,1% so với năm trước. Điều này cho thấy nhu cầu của thị trường thế giới tăng mạnh trong các ứng dụng về công nghệ thông tin, đồng thời khẳng định vị thế của Hàn Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip nhớ.
Ở chiều trái ngược: Trong khi chip nhớ tăng vọt, xuất khẩu chip hệ thống, bao gồm các thiết bị logic và analog, lại chứng kiến sự sụt giảm đáng chú ý là 14%. Sự sụt giảm này được cho là do các yếu tố như giảm tốc độ vận hành trong các xưởng đúc wafer.
Xem thêm: South Korea’s memory exports surged 58% in December 2023
2. SEAJ: Doanh số bán thiết bị sản xuất chất bán dẫn tại Nhật Bản dự kiến tăng 27% trong năm tài chính 2024
Hiệp hội Thiết bị Bán dẫn Nhật Bản (SEAJ) dự báo doanh số bán thiết bị bán dẫn của Nhật Bản dự kiến sẽ tăng 27% trong năm tài chính 2024 đạt 4,03 nghìn tỷ Yên (khoảng 27 tỷ USD).
SEAJ, với các thành viên bao gồm Tokyo Electronics, Advantest và Screen. Họ kỳ vọng rằng sự phục hồi của các xưởng đúc wafer và nhà sản xuất chip logic trong nửa cuối năm tài chính 2023. Dự kiến, tốc độ tăng trưởng kép trung bình hàng năm sẽ tiếp tục duy trì ở mức 10% vào tháng 3 năm 2026.
Chủ tịch SEAJ cho rằng bên cạnh thị trường sản xuất, thị trường thiết bị bán dẫn cho các ứng dụng AI cũng đang trên đà phát triển, tạo đông lực bền vững cho sự gia tăng sản xuất tại Nhật Bản.
Xem thêm: Sales of semiconductor manufacturing equipment in Japan are expected to grow by 27% in fiscal 2024
3. Thị trường phụ tùng và sửa chữa điện tử đang bùng nổ
Nhu cầu phụ tùng và sửa chữa các mặt hàng điện – điện tử đang phát triển bùng nổ trên thế thới, với các ưu điểm về kinh tế cho người sử dụng, và sự hỗ trợ từ chính phủ.
Đối với các sản phẩm linh kiện điện tử, đặc biệt là pin, việc mất hiệu suất theo thời gian là điều thường xảy ra. Tuy nhiên chỉ với việc thay thế và sửa chữa đúng cách, thiết bị điện tử hoàn toàn có thể hoạt động tốt như mới. Điều này dần trở nên phổ biến khi nhiều công ty phụ tùng và sửa chữa nhận thấy được tiềm năng của thị trường này. Những khách hàng thay thế sửa chữa thành công dễ dàng trở thành khách hàng thân thiết khi họ thấy rằng chi phí sửa chữa giúp họ tiết kiệm lên đến 90% kinh phí mua mới sản phẩm.
Bên cạnh yếu tố về kinh tế, khi một thiết bị được sửa chữa, thiết bị đó sẽ tiếp tục sử dụng các nguồn lực đã được đầu tư vào quá trình sản xuất, giúp bảo tồn các nguồn tài nguyên hữu hạn, chẳng hạn như kim loại đất hiếm và kim loại quý, rất cần thiết để sản xuất các thiết bị điện tử. Điều này giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Tại Hoa Kỳ, hiện đang có một số dự luật về quyền được sửa chữa. Một dự luật, Đạo luật Quyền sửa chữa năm 2023, đã được giới thiệu tại Hạ viện vào tháng 4 năm 2023. Dự luật sẽ yêu cầu các nhà sản xuất thiết bị điện tử cung cấp hướng dẫn sửa chữa, phụ tùng thay thế và công cụ chẩn đoán cho những người sửa chữa độc lập và người tiêu dùng.
Với tất cả các ưu điểm trên, thị trường sửa chữa và bảo trì điện tử tiêu dùng toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 8,43 tỷ USD vào năm 2022 lên 9,64 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ CAGR là 2,5%.
Xem thêm: Electronics Spare Parts & Repair Markets are Booming