ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TỬ W3.2024
1. SIA: Doanh số bán dẫn tăng 5,3% so với cùng kỳ vào tháng 11 năm 2023
Theo báo cáo mới nhất của SIA, doanh thu của ngành bán dẫn toàn cầu trong tháng 11 năm 2023 đạt tổng cộng 48 tỷ USD, tăng 5,3% so với tổng số 45,6 tỷ USD vào tháng 11 năm 2022 và tăng 2,9% so với tổng số 46,6 tỷ USD vào tháng 10/2023.
Từ góc độ khu vực, doanh số bán hàng tăng mạnh ở Trung Quốc (7,6%), và Châu Á (7,1%) và Châu Mỹ (3,5%). Những khu vực đang được đầu tư nhà máy và cơ sở sản xuất nhất thế giới. Với hàng loạt các công ty điện- điện tử lớn trên thế giới, và sản lượng lên đến hàng tỷ mỗi năm cho các sản phẩm tiêu dùng như điện thoại, ti vi, máy tính, ô tô,…Những khu vực này hứa hẹn sẽ tiếp tục là đầu tàu cho nền công nghiệp sản xuất và chế tạo điện tử trên thế giới.
Giám đốc điều hành SIA cho biết “Doanh số bán dẫn toàn cầu vào tháng 11 năm 2023 là mức tăng hàng năm đầu tiên kể từ tháng 8 năm 2022, cho thấy thị trường chip toàn cầu tiếp tục tăng trưởng khi bước vào năm mới và thị trường bán dẫn toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng hai con số trong 2024”
Xem thêm: Semiconductor sales up 5.3% year-on-year in November 2023
2. Sự thống trị xe điện của Trung Quốc và ảnh hưởng đến phương Tây
Thị trường xe điện của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, với doanh số bán xe sử dụng điện mới tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái trong 11 tháng đầu năm 2023. Điều này đã đặt 1 áp lực vô cùng lớn đến với các nhà sản xuất đến từ phương Tây.
BYD, gã khổng lồ xe điện của Trung Quốc, đã vượt qua Tesla để trở thành nhà sản xuất xe điện bán chạy nhất thế giới trong quý 4 năm 2023. BYD đã vượt qua Tesla vào quý 4 năm 2023, bán được 526.400 xe so với 484.500 của Tesla. Thành tích của BYD đã nêu bật sức mạnh của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc trong lĩnh vực xe điện. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thống trị lĩnh vực xe buýt điện với hơn 90% doanh số toàn cầu vào năm 2022, và hơn 350.000 chiếc được bán ra.
Sự thống trị này là do việc áp dụng sớm, các chính sách hỗ trợ của chính phủ và khả năng sản xuất trong nước mạnh mẽ. Trung Quốc có thể sản xuất hơn 70% pin lithium-ion của thế giới và chiếm quyền kiểm soát hoàn toàn từ giai đoạn tinh chế, chế biến và sản xuất. Hơn nữa, quốc gia này cũng sở hữu nhiều khoáng sản quan trọng để chế tạo lên pin lithium-ion.
Đối diện với vấn đề này, các nhà sản xuất phương Tây phải đối mặt với những thách thức do phụ thuộc nhiều vào linh kiện có nguồn gốc từ Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về an ninh chuỗi cung ứng, sự gián đoạn, biến động giá cả và căng thẳng chính trị.
Xem thêm: China’s EV Dominance Stresses Western Supply Chain
3. Samsung kế hoạch tự động hóa hoàn toàn trong nhà máy vào năm 2030
Theo báo cáo, Samsung Electronics đã bắt đầu phát triển hệ thống cảm biến thông minh nhằm thay đổi cách thức vận hành của các nhà máy bán dẫn và tăng sản lượng, từ đó hướng đến tự động hóa hoàn toàn trong nhà máy vào năm 2030.
Báo cáo chỉ ra rằng hệ thống này chủ yếu được sử dụng để theo dõi và phân tích quy trình sản xuất theo thời gian thực, và tiến bộ hiện tại là nó có thể tự động xử lý tính đồng nhất các lệnh điều khiển. Cuối cùng, Samsung có kế hoạch loại bỏ nhu cầu vận hành thủ công trong các nhà máy sản xuất chip của mình và đạt được mục tiêu tự động hóa hoàn toàn vào năm 2030.
Samsung đặt mục tiêu có cơ sở sản xuất chất bán dẫn hoàn toàn không người lái vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải phát triển các hệ thống có thể quản lý lượng lớn dữ liệu và tự động tối ưu hóa hiệu suất của thiết bị. Hệ thống cảm biến thông minh là một phần quan trọng của kế hoạch này và dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc biến những nhà máy thông minh, hoàn toàn tự động này thành hiện thực.
Xem thêm: Samsung plans to achieve full automation in fabs by 2030